• Luyện Thi Đồng Nai
    • Default
    • Amethyst
    • City
    • Flat
    • Modern
    • Smooth
  • Trang chủ
  • Tài liệu
  • Tài liệu trọn bộ
  • Thảo luận học tập
  • Kiểm tra online
  • Giải trí
  • Quy định
  • Video dạy học
  • Giới thiệu
  1. Trang chủ
  2. Kiểm tra
  3. Thi thử Online THPT Quốc Gia môn Sinh 2020 hoàn toàn MIỄN PHÍ

Bài kiểm tra Thi thử Online THPT Quốc Gia môn Sinh 2020 hoàn toàn MIỄN PHÍ

Kết quả

Đúng trên 40 câu
Điểm: đ
Thời gian làm bài

Thông tin bài thi

Gồm 8 phần
Có tổng cộng 40 câu hỏi
Thời gian làm bài là 50 phút
Thời gian còn lại




1267: Mật độ cá thể trong quần thể là nhân tố có vai trò:


A. Điều chỉnh mối quan hệ giữa các cá thế trong quần thể.


B. Điều chỉnh sức sinh sản và mức độ tử vong của các cá thể trong quần thể.


C. Điều chỉnh kiểu phân bố cá thế trong quần thể.


D. Điều chỉnh cấu trúc tuổi của quần thể.



  •  
  •  
  •  
  •  



766: "Cá thể và Quần thể Sinh vật" Ví dụ nào sau đầy thể hiện quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật?

A. Tảo giáp nở hoa gây độc cho tôm, cá sống trong cùng một môi trường.

B. Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn các cây thông nhựa sống riêng rẽ.

C. Vào mùa sinh sản, các con cò cái trong đàn tranh giành nơi làm tổ.

D. Bồ nông đi kiếm ăn theo đàn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

  •  
  •  
  •  
  •  



1272: Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Kích thước quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển.

B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì vàphát triển.

D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài.


  •  
  •  
  •  
  •  



1282: Khi nói về đặc trưng cơ bản của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?


A. Tỉ lệ giới tính thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian và điều kiện của môi trường sống.


B. Kích thước của quần thể luôn ổn định và giống nhau giữa các loài.


C. Mật độ cá thể của quần thể không cố định mà thay đổi theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống.


D. Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, đường cong tăng trưởng của quần thể có hình chữ S.



  •  
  •  
  •  
  •  




1263: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.


B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định về một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.


C. Giới hạn sinh thái là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái là khoảng nhiệt độ mà sinh vật có thể sống được.



  •  
  •  
  •  
  •  




1086: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là:


A. Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.


B. Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.


C. Thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.


D. Đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của gen gây bệnh.



  •  
  •  
  •  
  •  



1108: Hướng tiến hoá về sinh sản của động vật là:

A. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ trứng đến đẻ con.

B. Từ hữu tính đến vô tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.

C. Từ vô tính đến hữu tính, thụ tinh trong đến thụ tinh ngoài, từ đẻ con đến đẻ trứng.

D. Từ vô tính đến hữu tính, từ thụ tinh ngoài đến thụ tinh trong, từ đẻ trứng đến đẻ con.


  •  
  •  
  •  
  •  




1116: Ở người, một gen trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A quy định thuận tay phải trội hoàn toàn so với alen a quy định thuận tay trái. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% số người thuận tay phải. Một người phụ nữ thuận tay trái kết hôn với một người đàn ông thuận tay phải thuộc quần thể này. Xác suất để người con đầu lòng của cặp vợ chồng này thuận tay phải là:


A. 37,5%.
B. 50%.
C. 43,75%.
D. 62,5%.



  •  
  •  
  •  
  •  



673: "Di truyền học người"  Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người có những phát biểu sau

(1) Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.

(2) Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.

(3) Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.

(4) Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 1.

  •  
  •  
  •  
  •  




1080: Ở người, alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng M quy định mắt nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng, alen trội tương ứng A quy định da bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không có đột biển xảy ra, theo lý thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con mắc cả hai bệnh trên?


A. AaXM Xm X AAXmY
B. AaXM Xm X AAXMY
C. AaXm Xm X AaXMY
D. AaXm Xm X AAXMY



  •  
  •  
  •  
  •  



952: "Quần xã sinh vật"  Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mối quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật?

A. Mối quan hệ giữa vật chủ - vật kí sinh là sự biến tướng của quan hệ con mồi – vật ăn thịt

B. Những loài cùng sử dụng một nguồn thức ăn không thể chung sống trong cùng một sinh cảnh

C. Trong tiến hóa, các loài gần nhau về nguồn gốc thường hướng đến sự phân li về ổ sinh thái của mình

D. Quan hệ cạnh tranh giữa các loài trong quần xã được xem là một trong những động lực của quá trình tiến hóa

  •  
  •  
  •  
  •  



945: "Quần xã sinh vật"  Cho các ví dụ:

(1) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm sống trong cùng môi trường.

(2) Cây tầm gửi kí sinh trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(3) Cây phong lan bám trên thân cây gỗ sống trong rừng.

(4) Nấm, vi khuẩn lam cộng sinh trong địa y.

Những ví dụ thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã sinh vật là:

A. (3) và (4).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (1) và (2).

  •  
  •  
  •  
  •  



259: "Quần xã sinh vật" Cho các phát biểu sau:

(1) Khống chế sinh học thường dẫn đến sự cân bằng sinh học.

(2) Ứng dụng khống chế sinh học trong bảo vệ thực vật bằng cách sử dụng thiên địch để trừ sâu.

(3) Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật khác loài.

(4) Nơi quần xã sống gọi là sinh cảnh.

Số phát biểu đúng là:

A. 4
B. 3
C. 2
D. 1

  •  
  •  
  •  
  •  



298: "Quần xã sinh vật" Mối quan hệ nào dưới đây không có loài nào có lợi?

A. Vật chủ - vật kí sinh
B. Hội sinh

C. Ức chế - cảm nhiễm
D. Sinh vật này ăn sinh vật khác

  •  
  •  
  •  
  •  



948: "Quần xã sinh vật"  Cho các thông tin về diễn thế sinh thái như sau:

(1) Xuất hiện ờ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.

(2) Có sự biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến đổi cùa môi trường.

(3) Song song với quá trình biến đổi tuần tự quần xã trong diễn thế là quá trình biến đổi về các điều kiện tự nhiên của môi trường.

(4) Luôn dẫn tới quần xã bị suy thoái.

Các thông tin phản ánh sự giống nhau giữa diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh là:

A. (1) và (2).
B. (1) và (4).
C. (3)và (4).
D. (2)và (3).

  •  
  •  
  •  
  •  

602: "sinh sản" Trong số các đối tượng sinh vật chỉ ra dưới đây:

(1). Cóc (2). Cá hồi (3). Thỏ (4). Tinh tinh

(5). Gà (6). Rùa

Có bao nhiêu đối tượng sinh vật tiến hành quá trình thụ tinh ngoài?

A. 2
B. 3
C. 1
D. 4

  •  
  •  
  •  
  •  



793: "Sinh sản"  Cho các hình thức sinh sản sau đây:

I. Giâm sắn, mọc cây sắn.

II. Gieo hạt mướp, mọc cây mướp.

III. Tre, trúc nảy chồi, mọc cây con.

IV. Từ củ khoai lang, mọc cây con

Có bao nhiêu hình thức sinh sản sinh dưỡng trong những hình thức trên

A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.

  •  
  •  
  •  
  •  



042: "Sinh sản"  Ở người, hoocmôn GnRH có vai trò gì?

A. Kích thích tuyến yên tiết hoocmôn FSH và LH.

B. Kích thích nang trứng phát triển và tiết ra ơstrôgen.

C. Làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng.

D. Kích thích quá trình chuyển hoá đường glucôzơ thành glicôgen.

  •  
  •  
  •  
  •  



146: "Sinh sản" Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

C. Tạo ra cây con giống cây bố và mẹ, có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp của giao tử

đực và giao tử cái

  •  
  •  
  •  
  •  



633: "sinh sản"  Khi nói về quá trình sinh sản ở các loài thực vật và ứng dụng sinh sản ở các giống cây

trồng, cho các phát biểu sau đây:

(1). Trong kỹ thuật ghép mắt và ghép cành, các tế bào sinh dưỡng của cành ghép với gốc ghép có

thể có kiểu gen khác nhau.

(2). Việc ghép cành có thể sử dụng cành ghép của loài này để ghép lên gốc ghép của loài khác. (3).

Việc ghép cành sẽ tạo ra cành ghép với đặc tính lai tạo giữa cây cho cành ghép và cây cho gốc ghép.

(4). Trong kỹ thuật ghép cành, người làm vườn cắt bỏ lá của cành ghép nhằm hạn chế sự mất nước

của cành ghép trong giai đoạn đầu cành chưa liền với thân.

Số phát biểu đúng là:

A. 1
B. 4
C. 2
D. 3

  •  
  •  
  •  
  •  




1981: Một quần thể của một loài có mật độ cá thể 15 con/ha. Nếu vùng phân bố của quần thể này rộng 600 ha thì số lượng cá thể của quần thể là


A. 9000
B. 400
D. 6000



  •  
  •  
  •  
  •  




1360: Hiệu suất sinh thái là:


A. tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.


B. tỉ số sinh khối trung bình giữa các bậc dinh dưỡng.


C. hiệu số sinh khối trung bình của hai bậc dinh dưỡng liên tiếp.


D. hiệu số năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng liên tiếp.



  •  
  •  
  •  
  •  



1662: Mối quan hệ nào giúp sự phân bố của các cá thể trong quần thể duy trì ở mức phù hợp, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của loài?

A. Quan hệ hợp tác
B. Quan hệ hỗ trợ.

C. Quan hệ cộng sinh
D. Quan hệ cạnh tranh.


  •  
  •  
  •  
  •  



1177: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm

A. giảm số lượng cá thể của quần thể đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

B. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau làm quần thể có nguy cơ bị tiêu diệt.

C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm giúp tăng cường khả năng thích nghi với môi trường của quần thể.

D. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường, tăng cường khả năng thích ứng của các cá thể của loài với môi trường.


  •  
  •  
  •  
  •  




1954: Vật chất và năng lượng được sử dụng như thế nào trong các hệ sinh thái?


A. Vật chất được tái sử dụng; năng lượng thì không


B. Năng lượng được tái sử dụng qua các bậc dinh dưỡng; vật chất thì không


C. Năng lượng có thể được chuyển đổi thành vật chất; vật chất không thể được chuyển đổi thành năng lượng.


D. Vật chất có thể được chuyển đổi thành năng lượng; năng lượng không thể được chuyển đổi thành vật chất.



  •  
  •  
  •  
  •  



311: "tiến hóa"  Cơ quan tương đồng là những cơ quan

A. có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống

nhau.

B. có cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng

khác nhau.

C. có cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức năng giống nhau.

D. có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương

tự.

  •  
  •  
  •  
  •  




1421: Ở thực vật quá trình hình thành loài diễn ra nhanh nhất trong trường hợp:


A. Cách ly tập tính.
B. Cách ly địa lý.


C. Cách ly sinh thái
D. Lai xa và đa bội hóa.



  •  
  •  
  •  
  •  




1448: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:


A. nhiễm sắc thể.
B. kiểu gen.
C. alen.
D. kiểu hình



  •  
  •  
  •  
  •  



1414: Theo thuyết tiến hóa trung tính, trong sự đa hình cân bằng:

A. có sự thay thế hoàn toàn một alen lặn bằng một alen trội, làm cho quần thể đồng nhất về kiểu hình.

B. có sự thay thế hoàn toàn một alen trội bằng một alen lặn, làm cho quần thể có vốn gen đồng nhất.

C. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể dị hợp về một hoặc một số cặp alen nào đó.

D. không có sự thay thế hoàn toàn một alen này bằng một alen khác, mà là sự duy trì ưu thế các thể đồng hợp vềmột số cặp alen nào đó.


  •  
  •  
  •  
  •  



304: "tiến hóa"  Cặp cơ quan nào sau đây được gọi là cơ quan tổng hợp tương đồng?

A. chân vịt và cánh gà.
B. tay người và cánh dơi.

C. vây cá voi và vây cá chép.
D. cánh chim và cánh ruồi.

  •  
  •  
  •  
  •  



426: "Ứng dụng di truyền học"  Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các bước sau:

(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.

(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.

(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.

Trình tự đúng của các bước là:

A. (1) → (2) → (3).
B. (3) → (1) → (2).
C. (3) → (2) → (1).
D. (2) → (3) → (1).

  •  
  •  
  •  
  •  



105: "Ứng dụng di truyền học" ADN tái tổ hợp mang gen mã hóa insulin tạo ra bằng kĩ thuật di truyền được đưa vào trong tế bào E.coli nhằm

A. ức chế hoạt động hệ gen của tế bào Ecoli

B. làm bất hoạt các Enzim cần cho sự nhân đôi ADN của Ecoli

C. tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện

D. làm cho ADN tái tổ hợp với ADN vi khuẩn

  •  
  •  
  •  
  •  



2807: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do một gen có 2 alen quy định. Thực hiện một phép lai giữa cây hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng thuần chủng, thế hệ F1 thu được toàn cây hoa hồng. Cho các cây hoa hồng F1 tự thụ phấn thu được các hạt F2. Người ta chọn ngẫu nhiên 100 hạt F2 gieo thành cây chỉ thu được các cây hoa đỏ và hoa hồng, cho các cây này tự thụ phấn liên tục qua 3 thế hệ, trong số các cây thu được ở thế hệ cuối cùng, tỉ lệ cây hoa trắng thu được 7/20. Tỉ lệ của hạt mọc thành cây hoa hồng trong hỗn hợp 100 hạt F2 nói trên là:

A. 80%

B. 60%
C. 20%
D. 40%

  •  
  •  
  •  
  •  



2284: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân cao, hoa trắng ở F2 là

A. 1/64.
B. 6/256.
C. 1/128.
D. 2/9.

  •  
  •  
  •  
  •  



3020: Trong các nhận định dưới đây, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về đột biến đa bội:

(1) Đột biến dị đa bội phát sinh do lai xa hoặc đa bội hóa.

(2) Đột biến đa bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân.

(3) Đột biến đa bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một số hoặc tất cả cặp nhiễm sắc thể không phân li.

(4) Đột biến tự đa bội làm tăng số nguyên lần số lượng NST trong bộ đơn bội của loài và lớn hơn 2n.

A. 3.
B. 4.
C. 1.
D. 2.

  •  
  •  
  •  
  •  



2874: Cho biết tính trạng màu hoa do hai cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương tác theo kiểu bổ sung. Khi kiểu gen có mặt cả 2 alen A và B thì biểu hiện kiểu hình hoa đỏ, các kiểu gen khác cho kiểu hình hoa trắng. Một quần thể đang cân bằng di truyền có tần số A là 0,4 tần số B là 0,5. Tỉ lệ KH của quần thể là:

A. 4% đỏ: 96%trắng
B. 63% đỏ: 27% trắng
C. 20% đỏ: 80% trắng
D. 48% đỏ: 52% trắng

  •  
  •  
  •  
  •  



3253: Sự phản ứng thành những kiểu hình khác nhau của một kiểu gen trước những môi trường khác nhau được gọi là
A. sự thích nghi kiểu hình.
B. sự mềm dẻo của kiểu gen.

C. sự mềm dẻo về kiểu hình.
D. sự tự điều chỉnh của kiểu gen.

  •  
  •  
  •  
  •  



3398: Sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành nên một kiểu hình gọi là

A. hoán vị gen.
B. tương tác gen.

C. liên kết gen.
D. tính đa hiệu của gen.

  •  
  •  
  •  
  •  



2234: Loại bazơ nitơ nào liên kết bổ sung với Uraxin?

A. Timin.
B. Guanin.
C. Ađênin.
D. Xitôzin.

  •  
  •  
  •  
  •  



2034: Ở một loài thực vật A- qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a- qui định hoa trắng. Lai 2 cây bố mẹ đều hoa đỏ với nhau thu được F1 toàn hoa đỏ. Cho F1 tạp giao F2 xuất hiện cả hoa đỏ và hoa trắng. Kiểu gen của hai cây bố mẹ là

A. AA x AA.
B. Aa x Aa.
C. Aa x Aa.
D. AA x Aa.

  •  
  •  
  •  
  •  
Share on FaceBook
Liên hệ quảng cáo : Phạm Văn Nam
SĐT :0966663230
Luyện Thi Đồng Nai © 2018
Mọi chi tiết xin liên Hệ tổng đài: 09 6666 3230 ( miễn phi )
Gmail: a9tranbien2015@gmail.com
Xin chân thành cám ơn